Vĩnh biệt người có câu nói bất hủ 'tiền đạo không bằng tiền mặt'
Ngày 5.3, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành tiếp và làm việc với đoàn công tác Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group). Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan.Giới thiệu tại buổi làm việc, lãnh đạo Sun Group thông tin tập đoàn đã nghiên cứu đề xuất đầu tư nhiều dự án vào Khánh Hòa; trong đó, có các dự án lớn như Cảng hàng không quốc tế Vân Phong, Khu đô thị mới cao cấp Cổ Mã, Khu đô thị mới cao cấp Tu Bông, Khu đô thị mới cao cấp Đầm Môn…Đồng thời, Sun Group cũng đề xuất đầu tư 2 dự án đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp tại TP.Nha Trang. Mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tối đa tiềm năng về du lịch của địa phương. Theo lãnh đạo Sun Group, các dự án mà tập đoàn đề xuất đầu tư đều được định hướng sẽ xây dựng thành các khu du lịch đẳng cấp thế giới, hy vọng góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Khánh Hòa. Sun Group xác định "đã đầu tư là phải tạo thành hệ sinh thái, tạo nên những điểm đến hấp dẫn trong cả nước, làm đẹp những vùng đất, chung tay xây dựng, đổi mới diện mạo đất nước".Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành đánh giá cao các dự án mà Sun Group đang triển khai tại Khánh Hòa. Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, Khánh Hòa chưa bao giờ có cơ hội và vận hội như hiện nay với hạ tầng giao thông đường bộ có tính kết nối cao; hệ thống sân bay quốc tế; cảng biển, đường sắt cao tốc… đây chính là điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. Khánh Hòa xác định có 5 nhiệm vụ đột phá trong thời gian tới, trong đó có nhiều nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến dự án của Sun Group. Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị Sun Group thống nhất với tỉnh lộ trình thực hiện các dự án và hàng tháng có rà soát khối lượng công việc. Khi dự án hoàn tất các thủ tục cần thiết, việc giải phóng mặt bằng phải thực hiện ngay và nhanh. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân cũng cho biết, Khánh Hòa luôn chào đón các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai, những khó khăn vướng mắc cũng sẽ được lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành kịp thời tháo gỡ.Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Tập đoàn Sun Group đẩy nhanh hơn nữa tiến độ các dự án đang thực hiện tại Khánh Hòa. Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại bộ máy hành chính, những thủ tục cần thiết của dự án phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất trước khi có thay đổi cơ cấu, bộ máy và địa giới hành chính diễn ra.‘Ông mụ’ xóa bỏ tục đẻ chòi ở Pa Lin
Trước đó, ở buổi sáng đã diễn ra các cặp đấu tại bảng C, SLNA thắng T&T Bắc Giang với tỷ số 8-0; Phú Thọ thắng Thái Nguyên 3-0.
Trao tiền bạn đọc giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
“Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi lần đầu đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc. Hiệp 4 là khoảng thời gian khó khăn nhất của toàn đội khi để đối thủ quay trở lại và phải bước vào hiệp phụ. Ho Chi Minh City Wings đã trải qua mùa giải rất khó khăn ngay từ những ngày đầu. Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn cơ hội đi tiếp và sẽ chắt chiu để không phụ lòng người hâm mộ”, Vincent Nguyễn chia sẻ.
Chưa đá chính ở EURO 2020, ‘sao’ tuyển Anh vẫn trở thành hợp đồng ‘bom tấn’của M.U
Theo đó, ông B. là nhân vật trong bài viết: "26 tết mà cha vẫn chưa về nhà": Gia đình khóc nghẹn tìm khắp TP.HCM, đăng trên Báo Thanh Niên trước thềm Tết Nguyên đán 2025.Sáng nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết) chị P.T (34 tuổi, ngụ TP.HCM) là con dâu của ông B. xác nhận gia đình vừa tìm thấy ông B. ở Tiền Giang và xác nhận ông đã qua đời thời điểm vừa mất liên lạc không lâu."Thi thể của cha được mọi người vớt lên ở Tiền Giang. Gia đình mình cũng đã xác nhận đó là ba. Ba đã mất và mất vào cùng ngày rời nhà 21.1.2025. Hiện gia đình chúng tôi đang làm thủ tục để nhận xác cha về cũng như lo hậu sự", cô con dâu đau đớn thông báo. Chị T. cho biết đây là nỗi đau quá lớn của gia đình vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Chị cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ trong suốt thời điểm khó khăn vừa qua.Trước tết, chị T. và gia đình cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 21.1, ông B. rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ thời điểm đó.Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam. Anh T.P.T. (35 tuổi) là con của ông B. sau khoảng thời gian tìm kiếm cha cũng sốc khi nghe tin dữ.